ST120 Umax300 ST30K
28GB tố độ cao Không giới hạn 7GB tốc độ cao
120.000 300.000 30.000
28 ngày 30 ngày 7 ngày
Đăng kí ngay Đăng kí ngay Đăng kí ngay
ST15K V120 Mi5K
3GB tốc độ cao 2GB/ngày tốc độ cao 1GB tốc độ cao
15.000 120.000 5.000
3 ngày 30 ngày 1 ngày
Đăng kí ngay Đăng kí ngay Đăng kí ngay

Chuyển mạng giữ số: Người dùng hay doanh nghiệp được lợi

Những ngày gần đây hàng loạt các câu hỏi về chuyển mạng giữ số được gửi đến ban biên tập của vietteltiengiang.net vì thế hôm nay vietteltiengiang.net xin viết về chuyên mục chuyển mạng giữ số cho khách hàng hiểu rõ hơn thế nào là chuyển mạng giữ số
Khách hàng được chuyển sang mạng di động khác nhưng vẫn được giữ nguyên số thuê bao. Trước khi chính sách này được áp dụng nhiều người tỏ ra lo ngại về các thủ tục rườm rà, chi phí… sẽ gây khó khăn cho việc chuyển đổi.
Chuyển mạng giữ số

Dịch vụ chuyển mạng giữ số liệu có hạn chế được tin nhắn rác.
Vừa mừng, vừa lo
Mới đây, Bộ TTTT đã ra quyết định điều chỉnh lộ trình thực hiện đề án chuyển mạng di động giữ nguyên số thuê bao. Theo đó, thời gian cung cấp dịch vụ chính thức sẽ trước ngày 31.12.2017. Nhiều người cho rằng, đây là một chính sách rất có lợi cho khách hàng.
Anh Trương Văn Hải (quản lý một hệ thống khách sạn tại Hà Nội) cho biết, số điện thoại của anh đã được dùng gần 10 năm nay, nhiều lúc nhà mạng cung cấp dịch vụ không tốt, hay bị rớt mạng, nhiều lúc muốn chuyển sang mạng khác để sử dụng. Thế nhưng, vì đây là số điện thoại để làm ăn, giao dịch với khách hàng nên anh không thể thay số chuyển sang mạng di động khác. “Nếu được chuyển sang mạng khác mà vẫn giữ được số cũ thì khách hàng sẽ rất được lợi và không bị “cầm tù” bởi sợ mất số khi nhà mạng đó cung cấp dịch vụ không tốt”, anh Hải cho biết.
Gần 7 năm kinh nghiệm trong nghề kinh doanh mỹ phẩm nên số điện thoại mà chị Đỗ Thị Lan (Hà Nội) được nhiều bạn bè, khách hàng khắp cả nước, thậm chí bạn bè ở nước ngoài biết đến. Bởi vậy, dù nhiều lần bức xúc vì bị “khủng bố” tin nhắn rác, nhiều lần đi công tác ở vùng cao bị mất sóng,… nhưng chị cho biết không dám chuyển sang mạng di động khác vì việc thay số sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc làm ăn. “Dịch vụ này chắc chắn sẽ góp phần hạn chế tin nhắn rác, nếu bị khủng bố bớt tin nhắn rác thì khách hàng sẽ chuyển luôn sang mạng khác, thị trường số đẹp, đầu số cũng khó mà cạnh tranh, làm mưa làm gió như trước đây”, chị Lan chia sẻ.
Dù rất ủng hộ dịch vụ này nhưng nhiều khách hàng lại tỏ ra khá lo lắng vì các quy định về chuyển đổi chưa rõ ràng. Anh Nguyễn Xuân Hòa (CEO kinh doanh bất động sản) cho rằng, phải có các hướng dẫn cụ thể như chi phí, thủ tục chuyển mạng như thế nào, được chuyển mấy lần, thời hạn chuyển… “Nếu như từ trước đến nay cứ nhìn vào đầu số là biết mạng nào thì khi chính sách này được áp dụng người dùng khó phân biệt được số di động đang gọi đến mình là số nội mạng hay ngoại mạng, như vậy nhiều lúc tưởng là đang gọi cho số nội mạng nhưng thực chất lại là gọi ngoại mạng, rất phức tạp”, anh Hòa nói.
Thúc đẩy sự cạnh tranh?
Mới đây, trong buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ TTTT Trương Minh Tuấn, ông Nguyễn Đức Trung - Cục trưởng Cục Viễn thông khẳng định, dịch vụ chuyển mạng giữ nguyên số sẽ góp phần thúc đẩy sự cạnh tranh giữa các nhà mạng để “giữ chân” khách hàng. Theo ông Trung, đây cũng là một trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập TTP, dịch vụ này cho phép khách hàng được quyền lựa chọn nhà mạng có dịch vụ tốt hơn, vùng phủ sóng tốt hơn…mà không phải bỏ số thuê bao mình đang dùng.
Nhiều nhà mạng cũng cho rằng dịch vụ này sẽ giúp các nhà mạng cạnh tranh bình đẳng với nhau. Nhà mạng nào dịch vụ tốt hơn thì khách sẽ chọn nhà mạng đó. Đại diện một nhà mạng cho rằng, dịch vụ này rất có lợi cho những nhà mạng nhỏ, mới tham gia thị trường vì để cạnh tranh được với các mạng chiếm thị phần lớn như VinaPhone, Viettel, MobiPhone thì các nhà mạng nhỏ sẽ phải có các chính sách chăm sóc, khuyến mãi hấp dẫn hơn để lôi kéo khách hàng.
Nhận định về lâu dài, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực viễn thông khẳng định, nếu các nhà mạng nhỏ có giá cước hấp dẫn nhưng vùng phủ sóng yếu, dịch vụ chăm sóc khách hàng không tốt thì cũng rất khó để “giữ chân” khách hàng, lúc đó khách hàng sẽ lại quay về với nhà mạng lớn.
Theo ông Nguyễn Văn Khoa - TGĐ FPT Telecom, đây là một chính sách rất tốt, được khách hàng và nhà mạng đón nhận. Tuy nhiên, ông Khoa cũng phân tích rằng, nếu chuyển sang nhà mạng khác mà nhà mạng đó không có dịch vụ gì tốt hơn nhà mạng cũ, cước cuộc gọi như nhau, khuyến mãi giống nhau… thì khó mà lôi kéo và giữ chân được khách hàng. “Để khách hàng lựa chọn dịch vụ của mình bắt buộc các nhà mạng phải tạo ra sự khác biệt, các dịch vụ, vùng phủ sóng… phải tốt hơn”, ông Khoa nói.
Theo Đoc báo

Previous
Next Post »
Đăng kí gói Viettel Tiền Giang